본문 바로가기

[ES CONSULTING]/# Kho tài liệu trên YouTube

[Ngữ pháp 🇰🇷] -잖아(요) và -아/어 보니(까) – 👊 𝕄𝕚𝕟𝕘.ℤ𝕚𝕡 #𝟎𝟔

반응형

 

한국어 문법이랑 싸우자!
“Vật lộn” với ngữ pháp tiếng Hàn

(Mình lấy hình idol để anh ấy thay mình biểu cảm nét mặt hehe)

Bạn thấy gì không? Thấy gì không?

Sự trầm cảm của mình khi học ngữ pháp tiếng Hàn đấy!!!

 

Lúc mới học nghe mấy anh chị khoá trên bảo “Tiếng Hàn dễ lắm em, học thuộc bảng chữ cái rồi ghép các chữ vào là đọc, y như tiếng Việt” hay “Ngữ pháp thì có nhiều app để học lắm nên em đừng lo”, mình tin sái cổ.

 

Nhưng đời đâu như là mơ, mình bị lừa rồi các bạn ạ!

Anh chị bảo ghép chữ vào là đọc được

Chứ anh chị không bảo tiếng Hàn còn có đủ tám chục quy tắc mềm âm hoá, biến âm…các thứ. *Khóc tiếng Hàn*

 

Anh chị bảo có app để học ngữ pháp

Chứ anh chị không bảo đó là App lực và App dụng cấu trúc hoài vẫn sai.

 

Coi có trầm cảm không cơ chứ!

 

Nhưng mà các bạn yên tâm, mình có “liều thuốc” Series “Vật lộn” với ngữ pháp tiếng Hàn (한국어 문법이랑 싸우자!) trị mọi loại trầm cảm vì ngữ pháp tiếng Hàn cho các bạn đây.

Đừng quên xem xem nội dung chi tiết bao gồm các ví dụ và giải thích thì hãy xem tại đây nhé!

https://youtu.be/Qa5fjtTmBEs

 

- YouTube

 

www.youtube.com


#01 So sánh V-아/어 보니(까) và V-고 보니(까) và V-다 보니(까)

🍀  Cả 3 cấu trúc này đều được sử dụng khi phát hiện ra sự thật hoặc nói lên suy nghĩ về trải nghiệm/hành động ở vế trước. Nhưng với mỗi cách kết hợp khác nhau lại mang đến cảm giác khác nhau. Hãy cùng bắt mạch cảm xúc của từng cấu trúc nhé!

V-/ 보니() V- 보니() V- 보니()
- Xảy ra khi hành động kết thúc.
Ví dụ:
밍밍의 설명을 들어 보니 이해가 되었어요.
Nghe lời giải thích của Ming Ming thì mình đã hiểu rồi.

🍀  Người nói đã hiểu vấn đề sau khi thử nghe Ming Ming giải thích)
 
- Ngụ ý khi trải nghiệm xảy ra một lần
Ví dụ:
선호 씨를 만나 보니 좋은 사람이었어요.
Gặp Seon-ho rồi mình mới biết cậu ấy là người tốt.



🍀 Người nói nhận ra Seon-ho là người tốt sau khi thử đến gặp cậu ấy một lần

 
- Mệnh đề sau bao gồm những thông tin, kết quả mà có thể dự đoán trước thông qua dữ kiện của mệnh đề trước.
Ví dụ:
아기를 안아 보니 무겁지 않더라고요.
Bế đứa bé rồi tôi mới thấy là nó không nặng tí nào.

🍀  Việc bế đứa bé thì sẽ đoán được là đứa bé sẽ không nặng, và bế thử thì đúng là không nặng thật
- Xảy ra khi hành động kết thúc.
Ví dụ:
밍밍의 설명을 듣고 보니 이해가 되었어요.
Nghe lời giải thích của Ming Ming thì mình đã hiểu rồi.

🍀  Người nói đã hiểu vấn đề sau khi nghe Ming Ming giải thích

 
- Ngụ ý khi hành động xảy ra một lần.
Ví dụ:
선호 씨를 만나고 보니 괜찮은 사람 같았어요.
Gặp Seon-ho rồi thì mình thấy cậu ấy có vẻ là người tốt.



🍀 Người nói nhận ra Seon-ho là người tốt sau khi gặp cậu ấy một lần

 
- Mệnh đề sau bao gồm thông tin mới hoặc thông tin không ngờ đến (khác với thứ đã từng nghĩ trước đây).
Ví dụ:
아기를 안고 보니 생각보다 무겁지 않았어요.
Bế đứa bé xong tôi mới thấy nó không nặng như tôi nghĩ.

🍀  Trước khi bế người nói nghĩ em bé sẽ nặng, nhưng hóa ra lại không nặng như những gì đã nghĩ
- Xảy ra khi hành động vẫn đang còn tiếp diễn.
Ví dụ:
밍밍의 설명을 듣다 보니 이해가 되었어요.
Nghe lời giải thích của Ming Ming thì mình đã hiểu rồi.

🍀  Người nói đã hiểu vấn đề trong khi nghe Ming Ming giải thích

 
- Ngụ ý khi hành động xảy ra nhiều lần.
Ví dụ:
선호 씨를 만나다 보니 나도 모르게 정이 들었어요.
Mình gặp Seon-ho và có tình cảm với cậu ấy lúc nào không hay.

🍀  Người nói đã có tình cảm với Seon-ho sau khi gặp cậu ấy nhiều lần
 
- Mệnh đề sau bao gồm thông tin mới phát hiện hoặc trở thành trạng thái như thế nào đó mang tính kết quả của hành động ở vế trước.
Ví dụ:
아기를 안다 보니 허리가 안 좋아졌어요.
Bế đứa bé khiến tôi thấy đau lưng.

🍀  Người nói thấy đau lưng do bế em bé liên tục

 

🍀  Phân biệt xong muốn sang chấn tâm lý luôn.

Nhưng phải phấn chấn lên để mang liều thuốc thứ 2 đến cho các bạn nè


#02 So sánh 잖아() và 거든()

A/V-잖아() A/V-거든()
- Sử dụng khi nói về lí do mà đối phương cũng đã biết.
Ví dụ:
A: 생활비가 모자랄 거 같은데?
B: 왜 갑자기?
A: 이번 달에 우리 커피 머신 샀잖아...,
A: Tháng này chắc thiếu tiền sinh hoạt phí rồi.
B: Sao tự dưng cậu nói thế?
A: Tháng này chúng ta đã mua máy pha cà phê còn gì...,

🍀  Coi giàu có chưa? Ở trọ mua máy pha cà phê chi rồi thiếu tiền sinh hoạt phí. Ở trường hợp này thì cả bạn A và bạn B đều biết đến việc mua máy cà phê nên dùng 잖아 để diễn tả lí do cho việc thiếu tiền sinh hoạt phí
- Sử dụng khi nói về lí do mà đối phương không biết.
Ví dụ:
A: 지금 공항에 가려고요.
B: 네? 어디 여행가요?
A: 아니요. 부모님이 공항에 오시거든요. 마중 가려고요.
A: Giờ tớ định ra sân bay?
B: Hả? Cậu đi du lịch ở đâu hả?
A: À không. Bố mẹ tớ đến sân bay rồi á mà. Tớ đi đón họ nè.

🍀  Ở trường hợp này bạn B không biết rằng bố mẹ bạn A đang ở sân bay nên bạn A dùng 거든 để giải thích lí do ra sân bay

Nói ra lí do đã khó rồi, nay còn phải suy nghĩ xem đối phương có biết về cái đó hay không?
Sao tiếng Hàn lại khó thế này hả mọi người???


Các bạn cũng đừng quên luyện dịch sao cho câu văn được phong phú nhé!

Và để đạt được điều đó thì hãy nắm thật chắc về ngữ pháp này qua video và script bài giảng nè:

 Link: https://bit.ly/3E9NUfP

Hẹn gặp lại các bạn trong những video và bài viết lần sau!
안뇽~~~

 

반응형